Uống thuốc tẩy giun có tốt không?

Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Nguy cơ nhiễm giun, sán, các kí sinh trùng vào cơ thể người qua quá trình ăn uống là điều không thể tránh khỏi. Và bộ Y ta luôn khuyên giệt giun định kì bằng thuốc tẩy giun. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rẳng, uống thuốc tẩy giun có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vậy uống thuốc tẩy giun có tốt không?

Theo thông tin mới nhất gần đây của trường Tiểu học Ka Đô - tỉnh Lâm Đồng cho biết:" Vừa qua trường chúng tôi cho tẩy giun ở các trẻ, trong số 750 em học sinh thì có đến 6 em bị tác dụng phụ của thuốc và phải nhập viện để chữa trị" Có rất ít trong số các em bị tác dụng phụ của thuốc. Nhưng do đây gây ra các tác dụng phụ của thuốc? Và cần lưu ý những gì khi tẩy giun cho trẻ cũng như ở người lớn?
tac-dung-phu-cua-thuoc-tay-giun

Tác hại của gian sán gây ra

- Quá trình nhiễm giun sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như: đau bụng, tiêu chảy, giàm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất trong cơ thể, ngứa hậu môn.
- Ở trẻ nhỏ có thể làm cho trẻ chậm lớn, biến ăn, suy dinh gưỡng, thiếu máu,...
- Nguy hiểm hơn, khi bị nhiễm giun quá lâu ngày, không có những biện pháp tẩy giun có thể gây tắc đường ruột, giun sán di chuyển đến các bộ phận nội tạng khác của cơ thể như gan, phổi, ống mật. Một số loại giun lây nhiễm từ hải sản sống có thể di chuyễn lên não, làm sán não, gây nguy cơ tử vong rất cao.

Những tác hại của giun sán gây ra là rất lớn, do đó dù người lớn hay trẻ em cần được tẩy giun định kì, theo khuyến cáo của bộ Y tế là 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, khi tẩy giun các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:
tac-hai-cua-giun-san

Đối tượng tẩy giun

  • Đối với người lớn hay trẻ em đều bị nhiễm giun. Đặc biệt ở trẻ em thường có thói quen mút tay, cơ thể có sức đề kháng còn yếu do đó rất dễ nhiễm giun sán. Việc tẩy giun ở trẻ nhẻ nhỏ giúp loại bỏ giun sán ra khỏi cơ thể, để cơ thể trẻ có thể hấp thu dưỡng thuận lợi, giúp cơ thể phát triển. Ở người lớn cần thường bị nhiễm giun sán quá quá trình ăn uống các loại rau sống, thực phẩm tươi sống,..
  • Đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, sức khỏe yếu ớt thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám sức khỏe và tẩy giun phải được sự đồng ý, hướng dẫn của bác sĩ. Không cho trẻ uống thuốc tẩy giun khi trẻ đang đói
  • Đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc tẩy giun cần có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Một số đối tượng bị mắc những căn bệnh về gan, tim, thận ,... cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ khi sử dụng thuốc tẩy giun.
Các thành viên trong gia đình nên tẩy chung một lần

Các thành viên trong một gia đình nên sắp xếp cho mình một chu kì tẩy giun cùng nhau. Giun sán có thể lẩy từ người này sang người khác qua quá trình ăn uống, dùng chung ly, bát, dĩa,...Đối với những thầy viên trong gia đình thường xuyên tiếp xúc với nhau, do đó khả năng lây nhiễm giun sán cho nhau là rất cao, đo đó nên uống thuốc tẩu giun cùng một lúc để hạn chế khả năng bị lây nhiễm.

Tẩy giun theo định kì

Quá trình tẩy giun cần theo chu kì nhất định, thông thường là 6 tháng một lần, không nên tẩy giun trong thời gian quá ngắn hoặc quá dài. Thuốc tẩy giun có chứa những chất có hoạt tính mạnh, có thể gay ra tác dụng phụ ở con người, do đó nếu tẩy giun trong thời gian quá ngắn có thể gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe. Đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ, thuốc có thể ảnh hưởng đến thai di, có thể làm trẻ dị tật. Nếu cách nhau thời gian quá lâu để tẩy giun, lượng giun sán có thể phát triển mạnh, lúc này công dụng của thuốc không thể loại bỏ hết được lượng giun sán.
Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun có những hoạt chất diệt khuẩn rất mạnh, do đó dối với những cơ thể yếu, nhạy cảm,dễ dị ứng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Có thể như: đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,..Một số phản ứng ở mức độ nhẹ, có thể uống nhiều nước, sữa, nằm nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.
uong-thuoc-tay-giun-co-tot-khong

Một số loại thuốc tẩy giun và tác dụng phụ của nó

  • Mebendazol: có khả năng diệt được giun đũa, giun tóc, giun kim, giun móc, giun đũa. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra như: đau đầu nhẹ, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Thuốc này không dùng cho phụ nữ mang thai, người bị suy san, trẻ em dưới 3 tuổi.
  • ALbendazol: Có tác dụng diệt được nhiều loại giun như giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa, ... một số ảnh hưởng của tác dụng phụ: mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, đau bụng, rụng tóc, mọc ban, rối loạn tiêu hóa. Không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Metrifoant: có tác dụng trên các loại sán, âu trùng. Tác dụng phụ của thuốc: hoa mắt, vã mồ hôi, buồn nôn, đau bụng...Phụ nữ đang mang thai không sử dụng loại thuốc này
  • Niclosami: Thuốc diệt sán hiệu quả. Tác dụng phụ có thể như đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Phòng tránh nhiễm giun

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Quá trình ăn uống cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống,
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, vệ sinh thân thể hằng ngày, hạn chế để trẻ nhỏ ở truồng  và đi đại tiểu tiện bừa bãi
- Tẩy giun định kì.
phong-nhiem-giun


Hy vọng bài viết Uống thuốc tẩy giun có tốt không? sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích để bạn độc có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình mình luôn khỏe mạnh.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét